Vi khuẩn lậu sống được bao lâu? Thời gian ủ bệnh lậu
|Vi khuẩn lậu hay còn được gọi là lậu cầu- tác nhân chính gây ra bệnh lậu. Đây được xem là căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan bệnh nhanh và mạnh nhất hiện nay. Do đó, việc quan tâm đến vấn đề vi khuẩn lậu sống được bao lậu, thời gian ủ bệnh lậu diễn ra như thế nào luôn là điều mà được đông đảo người bệnh quan tâm.

Vi khuẩn lậu sống được bao lâu?
Lậu cầu là mầm bệnh gây ra bệnh lậu và chúng có tên gọi khoa học là Neisseria Gonorrhoeae. Đây là vi khuẩn xuất hiện từ những năm 1550 trước công nguyên và được nhà khoa học Neisser mô tả vào năm 1879.
Chúng có hình hạt cà phê xếp thành đôi với nhau nên gọi là song cầu khuẩn. Kích thước của chúng dài khoảng 1,6µm và rộng khoảng 8µm. Không có vỏ, không có lông, không di động và không sinh nha bào.
Khi soi trên kính hiển vi, song cầu lậu bắt màu Gram âm nằm trong tế bào và độc chiếm tế bào. Vỏ của lậu cầu là gồm màng ngoài bằng Liprotein, màng trong tạo bằng chất polysacarit.
Theo nhiều ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa cho biết căn cứ vào từng môi trường sống khác nhau mà thời gian tồn tại của lậu cầu sẽ khác nhau. Nhưng thông thương, lậu cầu có sức sống mạnh mẽ nhất và tồn tại lâu dài nhất khi ở bên trong cơ thể người còn lại khá yếu ớt khi ở bên ngoài cơ thể người bệnh, cụ thể như sau:
– Ở bên trong cơ thể người: Thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình bị nhiễm bệnh sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn lậu xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể người lành cho dù có quan hệ bằng bất kỳ hình thức nào như qua hậu môn, miêng hay âm đạo. Tại đây, chúng sẽ tồn tại và phân chia mạnh mẽ để gây ra những thương tổn viêm nhiễm cho người bệnh.
– Ở môi trường bên ngoài cơ thể: Vi khuẩn lậu chỉ sống được khoảng vài phút, thậm chí nếu tiếp xúc với các hóa chất thì vi khuẩn lậu chỉ có thể tồn tại vài giây. Do đó, khả năng lây bệnh qua các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bài chải đánh răng, quần lót… là rất thấp.

– Trong môi trường nuôi cấy: Vi khuẩn lậu có thể tồn tại được nếu bên trong môi trường nuôi cấy phải có máu và đầy đủ dinh dưỡng đồng thời nồng độ CO2 là 5-10% . Nhiệt độ phải dao động trong khoảng từ 35-37 độ C, độ ẩm 70%, pH là 7,3.
Từ những chia sẻ ở trên có thể thấy, vi khuẩn lậu có sức sống mãnh liệt khi tồn tại bên trong cơ thể người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm cũng như điều trị bệnh kịp thời và dứt điểm là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi sẽ giúp ức chế sự phát triển của lậu cầu từ đó ngăn chặn chúng lây lan và phát triển tới các bộ phận khác trong cơ thể, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh lậu được tính bắt đầu từ thời điểm vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể người bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng bệnh lậu đầu tiên. Thông thường, thời gian ủ bệnh lậu sẽ kéo dài trung bình từ 7- 10 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp thời gian ủ bệnh bị ngắn hơn hoặc kéo dài hơn, thậm chí lên đến 14 ngày.
Và những yếu tố tác động đến thời gian ủ bệnh lậu có thể kể đến như: hệ miễn dịch của người bệnh, môi trường sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc sử dụng các chất kích thích…
Lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm không chừa một ai. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ mắc phải bệnh lậu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và tiến hành điều trị kịp thời, ngăn chặn các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.